Vách ngăn nhựa PVC tấm lớn - Ưu điểm và ứng dụng của chúng

11/11/2020 09:59 ICT - Lượt xem: 65396

Vách ngăn nhựa PVC tấm lớn là gì?. Nó có ưu điểm và nhược điểm gì?. Cách thi công ra làm sao?. Đó là một số trong rất nhiều câu hỏi mà Khosandep Kosago đã nhận được từ phía khách hàng. Đa phần mọi người chỉ biết tới các dạng vách ngăn truyền thống mà đã quá quen thuộc với chúng ta như gạch, đá, bê tông hay gỗ. Nhưng hiện nay, với những đặc tính vượt trội của các dòng vách ngăn nhựa. Đã có rất nhiều gia đình sử dụng loại sản phẩm này. Vậy chúng có những ưu điểm nổi trội gì thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong và viết bên dưới này nhé.

vách ngăn nhựa pvc là gì

 

Vách ngăn nhựa PVC tấm lớn là gì?

Vách ngăn là vật ngăn cách, phân chia các khu vực với nhau để tạo ra những không gian riêng biệt. Vách ngăn được sử dụng cho những khu vực khác nhau với mục đích khác nhau. Có rất nhiều loại vật liệu được sử dụng để làm vách ngăn. Tuy nhiên, không phải loại vật liệu nào cũng có khả năng chống chịu và đáp ứng các tiêu chuẩn của một vách ngăn đạt chất lượng tốt sau một thời gian sử dụng. Hiện nay có một vài vật liệu mới với các ưu điểm vượt trội. Khắc phục mọi nhược điểm của các vật liệu cũ. Đặc biệt là chi phí vật liệu rẻ rất phù hợp với nhiều công trình khác nhau như: Vách ngăn nhựa pvc, gỗ nhựa ốp tường tạo thành vách ngăn,…

Vậy vách ngăn nhựa PVC được hiểu là những vách ngăn được cấu tạo bằng nhựa tổng hợp Polyvinyl Clorua. Cũng giống như những loại vách ngăn thông thường. Nó được sử dụng ở trong nhà, văn phòng, công ty để phân chia các khu vực sinh hoạt hoạt hoặc làm việc một cách hợp lý theo thiết kế công trình.

Vách ngăn nhựa có tính ứng dụng cao nên được sử dụng cả trong các ngôi nhà bình thường cho đến các công trình hiện đại. Tùy vào nhu cầu sử dụng và loại vật liệu mà vách ngăn nhựa để có thể lựa chọn đặt tại nhiều vị trí khác nhau trong phòng và gia công trang trí thêm để phù hợp với vị trí đặt.

 

vách ngăn nhựa pvc là gì

Vách ngăn nhựa PVC là gì?

Phân loại vách ngăn nhựa

Sau đây là tổng hợp một số loại vách ngăn nhựa đang được mọi người quan tâm ưa chuộng.

1. Vách ngăn nhựa xếp PVC

  • Vách ngăn nhựa xếp là loại vách ngăn nhựa có giá rẻ nhất hiện nay. Khi bạn sử dụng loại này thì sẽ giống như cửa xếp nhựa. Mỗi khi cần ngăn thì kéo ra lúc không cần thì xếp lại.
  • Với loại vách ngăn nhựa này thường được sử dụng để làm vách ngăn tạm hoặc làm làm vách di động.
  • Loại này không có độ chắc chắn do không có phần khung đề cố định như các loại khác

 

vách ngăn nhựa pvc xếp

Vách ngăn nhựa xếp

2. Vách ngăn nhựa PVC tấm lớn

  • Là loại vách ngăn được làm từ những tấm nhựa PVC kết hợp với khung sắt hoặc là nhôm, cũng có thể là nhựa. Loại này bạn có thể tự thi công bởi loại này rất dễ tìm và lắp đặt đơn giản. Bạn có thể tìm thợ thi công để đảm bảo an toàn.
  • Với tấm nhựa thì có rất nhiều loại cũng có thể được dùng làm trần nhựa. Chất lượng và giá cả loại này sẽ phụ thuộc vào phần khung và nhựa PVC.
  • Vách ngăn này thường sẽ cố định, nếu làm lâu dài cần độ bền cao. Thông thường thì phần khung được làm chắc chắn và sử dụng tấm nhựa này.

 

vách ngăn nhựa pvc tấm lớn

Vách ngăn nhựa plasker

3. Vách ngăn bằng nhựa Compact

  • Để vách ngăn đẹp, bền và chất lượng hơn thì bạn có thể làm bằng tấm nhựa Compact. Tấm compact này có rất nhiều độ dày và nhiều màu sắc đa dạng khác nhau phù hợp với nhu cầu của mỗi người, có cả màu giả gỗ.
  • Vách ngăn nhựa này rất chắc chắn và đẹp. Ngoài ra có khả năng chịu nước tốt, có độ bền cao giúp tăng tuổi thọ.
  • Bạn thường thấy ở một số nhà vệ sinh công cộng hoặc ở một số văn phòng sử dụng ngăn cách giữa các nhân viên.
  • Có thể kết hợp loại này với khung sắt, khung nhôm, Inox hoặc khung dành riêng cho nhựa Compact.
  • Vách ngăn nhựa này bạn có thể tự thi công hoặc đặt đơn vị về để lắp đặt cho bạn. Tuy nhiên loại này yêu cầu kỹ thuật cao để thực hiện

 

vách ngăn nhựa pvc tấm lớn

Vách ngăn nhựa Compact

4. Vách ngăn nhựa lõi thép

  • Loại này có khung bằng nhựa uPVC và có lõi thép bên trong khác với các loại trên. Loại vách ngăn này có khả năng cách âm và cách nhiệt, giữ nhiệt cực tốt.
  • Bạn có thể sử dụng tấm kính, nhựa PVC hoặc là tấm Compact,…  Kết hợp lại khi làm thì sẽ tăng tính thẩm mỹ hơn.
  • Vách ngăn nhựa lõi thép này thì bạn không thể tự thi công mà phải đặt đơn vị thi công về để lắp đặt cho bạn. Giá loại này nhỉnh hơn so với các loại ở trên tùy vào vật liệu mà bạn kết hợp với khung nhựa uPVC.

 

vách ngăn nhựa lõi thép

Vách ngăn nhựa lõi thép

5. Vách ngăn bằng nhựa khác

  • Vách ngăn nhựa loại này về kiểu thi công cũng giống các vách ngăn nhựa PVC phía trên.
  • Những tấm nhựa để làm vách ngăn thì bạn có thể sử dụng tấm Composite, nhựa Mica, nhựa PP và nhựa giả gỗ,…
  • Còn về khung thì các bạn có thể chọn khung sắt, khung nhôm hoặc Inox. Ngoài ra cũng có thể sử dụng nhựa lõi thép như trên.

Có thể bạn quan tâm:

Vách ngăn nhựa PVC có ưu điểm – nhược điểm gì?

Sau đây sẽ là các thông tin cần thiết về ưu cũng như nhược điểm của loại vách ngăn kính nhựa PVC mà các bạn có thể tham khảo

Ưu điểm

  • Nhựa PVC có khối lượng rất nhẹ, đây là loại nhẹ hơn gỗ và thạch cao. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng di chuyển vách ngăn đến các vị trí mà bạn mong muốn
  • Ngoài ra còn có đặc tính như là khả năng chống cháy, cách âm tốt. Đặc biệt sản phẩm có độ bền cao, chắc chắn và đảm bảo đạt tiêu chuẩn.
  • Vách ngăn bằng nhựa PVC được thiết kế với nhiều họa tiết phong phú với mục đích mang lại không gian cho ngôi nhà thêm hài hòa và tinh tế.
  • Loại này không bị cong vênh và co giãn khi nhiệt độ thời tiết thay đổi thất thường.
  • Bên cạnh đó loại vách ngăn này có đặc tính chống nước tuyệt đối. Vậy nên bạn có thể để vách ngăn ở những nơi có môi trường ẩm ướt như: trong nhà vệ sinh hoặc phòng tắm. Với các sản phẩm này bạn có thể yên tâm về vấn đề ẩm ướt hay mối mọt.
  • Có bề mặt phẳng và nhẵn bóng giúp dễ dàng hơn trong việc vệ sinh và lau chùi vách ngăn.
  • Khả năng chống va đập và chịu lực tốt bởi môi trường bên ngoài.
  • Loại nhựa này dễ dàng thi công, có bề mặt mịn và không bị sần vậy. Bạn có thể tự đưa ra ý tưởng và thể hiện được tính cách của mình.
  • Vật liệu này an toàn cho người sử dụng và thân thiện với môi trường.
  • Thời gian sử dụng lâu dài lên đến 10 năm nếu được đặt trong môi trường lý tưởng. Nên hạn chế tác động mạnh từ môi trường bên ngoài

 

ưu diểm vách ngăn nhựa pvc

Vách ngăn được sử dụng dể ngăn phòng làm việc

Nhược điểm

  • Khả năng chịu lực không được cao và không phù hợp với những nơi có khả năng xảy ra nhiều va đập mạnh.
  • Mặc dù tích hợp thêm phụ gia chống cháy nhưng vẫn dễ dàng bắt cháy hơn so với bê tông và đá tự nhiên.
  • Tuổi thọ trong điều kiện lý tưởng chỉ kéo dài khoảng tầm 20 năm

Bảng giá vách ngăn nhựa PVC trên thị trường trong năm 2021

Bảng báo giá vách ngăn nhựa PVC trên thị trường

STT Chi tiết Số lượng (m2) Đơn giá/m2 (VNĐ)
Vách 1 mặt Vách 2 mặt
Loại 18cm (được sử dụng nhiều nhất) Tấm nhựa khổ rộng 18cm, dày 0,6cm. Chuyên dùng làm trần, vách ngăn phòng, có tính trang trí và thẩm mỹ cao trên 100m2 120.000 180.000
70 – 100m2 125.000 185.000
40 – 60m2 130.000 190.000
Loại 25cm Tấm nhựa khổ rộng 25cm dày 1cm. Được dùng làm trần, vách ngăn phòng trên 100m2 140.000 220.000
70 – 100m2 145.000 225.000
40 – 60m2 150.000 230.000

 

Cách thi công vách ngăn nhựa PVC

Tùy vào diện tích của vách ngăn mà ta sẽ có bảng thiết kế khung xương sắt phù hợp và chắc chắn.

Bước 1: Xác định vị trí thi công vách ngăn

Thao tác đầu tiên chúng ta cần làm là đo đạc khu vực cần được thi công. Ta có thể dùng thước laze hoặc thước kéo để xác định vị trí trên vách và tường để đánh dấu lại các khu vực đã đo. Giai đoạn này ta cần làm cẩn thận vì sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Tránh cho việc dư hoặc thiếu vật liệu làm vách ngăn.

Lưu ý: khi bạn làm vách ngăn ở dưới tầng lửng cần phải chừa khoảng trống 5mm hoặc là 8mm để ốp vừa tấm vật liệu,

 

xác định vị trí thi công vách ngăn pvc

Vị trí lựa chọn thi công vách ngăn

Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu cần thiết để thi công vách ngăn thô

  • Thiết bị máy khoan bê tông
  • Tua vít, kiềm cắt sắt, máy bắn ốc, ống điếu vặn tắc kê và lưỡi dao thép.
  • Tấm nhựa Plasker ốp vách (Nên sử dụng tấm 5mm hoặc 8mm)
  • Thêm khung sắt U để dựng khung xương.

Bước 3: Thực hiện lắp đặt khung xương sắt U để gắn vách ngăn nhựa PVC

  • Trước hết ta cắt các thanh sắt như kích thước đã đo bằng kéo cắt tôn hay kéo cắt sắt
  • Sau đó lắp đặt thanh sắt ngang dưới sàn nhà trước. Tiếp theo tùy theo kích thước của nơi cần thi công, cần đặt cửa hay trang trí mà đo kích thước của thanh ngang.
  • Dùng khoan bê tông khoang các lỗ trong rãnh thanh sắt và nền nhà. Sau đó bắt tắc kê sắt và dùng ống điếu siết chặt tắc kê mục đích cố định thanh sắt nằm ngang.
  • Thực hiện các lần lượt các thao tác như trên để cố định thanh sắt trên trần và cạnh nhà.
  • Nếu như chiều dài của thanh sắt không đủ với kích thước cần thi công thì chúng ta cắt các thanh sắt theo kích thước còn lại, cố định vách ngăn.
  • Khi đã hoàn thành xong các thanh sắt cố định. Ta bắt đầu dựng thanh sắt đứng trong rãnh của các khung sắt để chuẩn bị bắt cố định làm làm khung xương sắt.
  • Độ dài của tấm vật liệu Plasker phải có kích thước tiêu chuẩn. Chiều rộng 1,22m và chiều dài 2,44m và khoảng cách của khung xương dựng đứng để ốp là 0,66m.
  • Ở giai đoạn này thì chúng ta cần đo 1 cách chính xác để bắn ốc cố định khung xương. Nó ảnh hưởng đến việc ốp tấm nhựa vào vách và cố định tấm nhựa ốp.
  • Ốp tấm nhựa vào khung xương phải dư ra để còn thực hiện ốp tiếp
  • Gia cố các vị trí thanh sắt đứng để cố định các thanh và tạo thành khung xương để ốp

 

thực hiện thi công vách ngăn nhự pvc

Các tấm nhựa được lắp vào khung

Bước 4: Ốp tấm Plasker vào khung xương để hoàn thành vách ngăn nhựa

  • Cắt tấm nhựa theo kích thước của khung xương.
  • Việc cắt tấm Plasker 5mm hoặc là 8mm khá là dễ dàng. Nên sử dụng lưỡi dao thép để cắt.
  • Điểm lợi thế của vách ngăn là chỉ cần sử dụng 1 lớp nhựa cũng đủ tạo nên 1 bức vách ngăn chắc chắn và đảm bảo an toàn.
  • Bắn ốc vít cố định vị trí của tấm nhựa ở các cạnh phải trái và bên dưới.
  • Ta có thể dán lên khung sắt bằng keo 2 mặt và keo dán chuyên dụng trong ốp tường nhựa để dán tấm nhựa vào khung. Tấm Plasker còn được dán lên 1 lớp film PVC trang trí vân gỗ hoặc vân đá để đáp ứng nhu cầu của mọi người.
  • Tiếp tục ốp các tấm nhựa vào phần còn lại của khung xương. Sau đó ốp mặt sau để hoàn thành vách ngăn.
  • Lắp thêm tấm cách âm ở trong khung xương rồi ốp tấm Plasker vào nếu cần chống ông.
  • Tháo lớp màng chống trầy bề mặt ra mục đích hoàn thành vách ngăn nhựa Plasker.

Trên đây là thông tin về vách ngăn nhựa PVC tấm lớn được Kosago tổng hợp. Hy vọng bài viết phía trên sẽ giúp quý độc giả có thêm những thông tin cần thiết. Nếu có vấn đề hay thắc mắc gì vui lòng liên hệ cho chúng tôi qua số hotline: 0973 916 121 để được tư vấn trực tiếp.

 




Bài xem nhiều